Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành logistics nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều DN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành logistics nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều DN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành logistics nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều DN

Ngày đăng: 28/07/2016

Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics VN: Số DN logistics nước ta tăng nhanh từ 600-700 DN năm 2007 lên 700 – 800 năm 2008 và khoảng 1.200 DN năm 2012, trong đó khoảng 70% DN ở TP HCM.

 

Tâm thế của những doanh nhân logistics

 

Từ khi đất nước mở cửa, một đội ngũ doanh nhân VN đã tiên phong dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh mới đầy rủi ro, mạo hiểm - lĩnh vực logistics. Họ đến với nghề bằng tâm thế của một người sẵn sàng học hỏi tiếp nhận cái mới để làm giàu cho bản thân, gia đình và xây dựng một ngành logistics VN lớn mạnh... Họ có mặt ở tất cả các nhóm Cty đang kinh doanh dich vụ logisics tại nước ta. Đó là nhóm các Cty đa quốc gia như APL Logistics, Mearks Logistics, NYK Logistics, Mitsus O.S.K, MOL Logistics; nhóm các Cty liên doanh nước ngoài, như: Viettrans, Viconship, Vinatrans, Vinalines, Vinafrieght… và nhóm các TCty tập đoàn nhà nước và DN tư nhân.

Người trong ngành ít ai không biết tới ông Đỗ Xuân Quang - Tổng giám đốc Cty TNHH Vector Aviation, Chủ tịch Hiệp hội DN dịch vụ logistics VN, Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận Đông Nam Á, (AFFA), Nguyễn Đăng Nghiêm - Tổng Giám đốc TCty Tân cảng Sài Gòn; ông Lê Duy Hiệp - Tổng Giám đốc Cty Transimex-Saigon; Nguyễn Duy Minh, Tổng giám đốc Cty cổ phần Giao nhận và Tiếp vận quốc tế Interlog; Đặng Vũ Thành, Tổng giám đốc Cty CP Kho vận miền Nam Sotrans; Luật sư Thái Văn Chung -Giám đốc Cty CP Hãng Luật Nguyên Giáp và rất nhiều doanh nhân khác… Họ không chỉlãnh đạo điều hành DN của mình, mà còn giữ những vị trí quan trọng trong các hiệp hội. Họ đã sử dụng kiến thức, kinh nghiệm và cả năng lực tài chính của DN tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền quảng bá giới thiệu hình ảnh ngành logistics VN; kiến nghị Chính phủ những giải pháp kịp thời hỗ trợ DN hoạt động cũng như tham gia xây dựng cơ sở vật chất, phối hợp với các tổ chức hiệp hội nước ngoài thiết kế chương trình đào tạo nâng cao trình độ nhân lực cho ngành logistics nước nhà… Những đóng góp của họ là vô cùng quý giá cho ngành logistics VN.

 

Trăn trở với nghề

 

“Nhiều người nghĩ rằng, logistics là ngành “hốt bạc”, nhưng với ngành logistics còn non trẻ như ở nước ta,số “bạc” ấy phần nhiều lại “chảy” ra nước ngoài. Đó là mặt trái của hội nhập mà chúng ta phải chấp nhận” - ông Nguyễn Duy Minh -Tổng giám đốc Cty Interlog trăn trở.

Chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng theo Hiệp hội DN dịch vụ logitsics thì chi phí logistics ở nước ta rất cao, chiếm khoảng 25%/GDP. Tức là hàng năm người dân nước ta phải bỏ ra khoảng 25 tỉ USD để quản lý, vận chuyển, đưa hàng hóa xuất nhập khẩu tới tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Từ một thống kê khác của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho thấy : nhóm các Cty logistics đa quốc gia chiếm khoảng 80% thị phần logistics nước ta. Nhóm các Cty liên doanh nước ngoài chiếm 18% thị phần vànhóm các TCty tập đoàn nhà nước và DN tư nhân chiếm 2% thị phần. Điều đó cho thấy hơn 80% doanh thu từ dịch vụ logistics nước ta không thuộc về DN VN, đất nước VN.

Ông Minh làm pháp so sánh : “Hàng năm tổng kim ngạch xuất khẩu gạo nước ta đạt khoảng 3 tỉ USD, trong đó có cả vốn, lãi và biết bao mồ hôi công sức của người nông dân cùng với tài nguyên đất đai chiếm đa số trong diện tích tự nhiên của cả nước. Trong khi đó, đầu tư cho ngành logistics đội ngũ nhân lực ít hơn nhiều, tài nguyên đất nước ít hơn nhiều… nhưng giá trị của logistics đem lại vô cùng lớn. Vì vậy, chúng ta cần phải thay đổi tư duy, cách làm để giảm chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa VN, DN VN.

 

Và những điều cần làm

 

Theo Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển của Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2011, có tới 80,26% nhân lực trong các Cty logistics được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày, 23,6% lao động tham gia các khóa đào tạo trong nước, thuê các chuyên gia nước ngoài đến đào tạo 6,9%; tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài 3,9%. Có 48,2 DN không thường xuyên sử dụng giao dịch điện tử, 36,8% DN không thường xuyên sử dụng phần mềm quản lý kho, chỉ có 23,97% thường giao dịch thông qua mạng internet và có tới 62,5% không thường xuyên sử dụng mạng hệ thống toàn cầu. Về phạm vi hoạt động: các DN VN chỉ hoạt động trong nước và các nước khu vực. Các Cty logistics VN chưa tập trung đầu tư mở rộng mạng lưới và chi nhánh trên thế giới, trong khi ngành logistics cần có sự kết nối đa quốc gia…

Trước thực trạng đó, để các DN logistics nước ta phát triển, theo PGS.TS Hoàng Thọ Xuân - chủ biên một báo cáo tổng hợp khá công phu về “Quy hoạch Phát triển Trung tâm logistics và Trung tâm hội chợ triển lãm trên quy mô cả nước đến năm 2020 và định hướng đến 2030”: các DN logistics cần hướng tới cung ứng đầy đủ các dịch vụ cơ bản của một trung tâm logistics như lưu kho bãi, xếp dỡ hàng, gom và chia nhỏ hàng, dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ hỗ trợ… Đồng thời, hướng tới đảm bảo cung ứng dịch vụ trọn gói hoặc tham gia toàn bộ chuỗi cung ứng cho khách hàng từ đặt hàng, thu mua, đóng gói, chia lẻ… đến điều tiết hàng hóa theo kế hoạch bán hàng, dự báo xu hướng nhu cầu, thực hiện thanh toán thay mặt chủ hàng. Bên cạnh đó, thực hiện các hình thức liên kết, kết hợp giữa các DN logistics trong nước để mở rộng quy mô nguồn vốn, hình thành một đơn vị cung ứng logistics có đủ sức cạnh tranh với DN nước ngoài. liên doanh với các đối tác nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm và phương pháp quản lý, nhận hỗ trợ tài chính, xây dựng cơ sở vật chất và các cơ hội mỡ rộng quan hệ, tiếp cận thị trường bên ngoài của đối tác. Ngoài ra, cần bồi dưỡng chuyên sâu cho cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực logistics, liên kết đào tạo và học tập kinh nghiệm của các trường, các Cty logistics ở các quốc gia trong khu vực có ngành logistics phát triển như : Nhật Bản Trung Quốc, Singapore, hoặc tự đào tạo mời chuyên gia phổ biến trong DN…

 

Theo DDDN