GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

Ngày đăng: 22/03/2019

Giải pháp tối ưu hoá các hoạt động vận tải đầu vào cho các công ty thực phẩm và nước uống


Các doanh nghiệp thực phẩm và nước giải khát có chuỗi cung ứng phức tạp với nhiều đặc thù: thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi, tỷ suất lợi nhuận thấp, sản phẩm tươi, dễ hư hỏng, ngày hết hạn sử dụng sản phẩm và hơn thế nữa.

Có được đúng khối lượng sản phẩm vào đúng thời điểm, và ở đúng vị trí, không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Sau đây là giải pháp tối ưu hóa các hoạt động vận tải:

Khả năng hiển thị (visibility) và sự kiểm soát các quy trình chuỗi cung ứng sẽ cho phép các doanh nghiệp thực phẩm và nước giải khát giải quyết những thách thức này trong khi đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào tốt, điều mà thường xuyên bị bỏ sót và thường xuyên không được ưu tiên chương trình chuỗi cung ứng của một chủ hàng, có thể giúp các công ty cải thiện Khả năng hiển thị (visibility) của lô hàng, tiết kiệm tiền và nâng cao dịch vụ khách hàng – tất cả đều làm tăng lợi nhuận.

Nếu triển khai đúng, quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào không chỉ giúp các công ty hiểu rõ hơn về vị trí hàng hóa của họ trong thời gian thực.

Nó cũng mang lại cho họ các mối quan hệ tốt hơn với các nhà chuyển chở và nhà cung cấp trong nỗ lực gom các chuyến hàng (consolidation), thiết lập các hướng dẫn định tuyến mà có thể mang lại hiệu quả sử dụng bến (dock) tốt hơn và thúc đẩy các sáng kiến ​​cải tiến liên tục.

Các công ty thực phẩm và nước giải khát có hàng chục chuyến hàng ngày từ các nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, những chuyến hàng gửi đến này không được phối hợp hoặc gom lại với nhau, điều này làm tăng lên quá mức số lượng các chuyến hàng nhận trong ngày.Có quá ít khả năng hiển thị (visibility) đối với thời điểm hàng đến và sự thay đổi thường xuyên đối với các chuyến hàng đến sẽ gây ra sự cố ở bến (dock) và kho hàng, có thể khiến chi phí nhập kho tăng vọt và chi phí vận chuyển hàng hóa đầu vào của bạn vượt quá ngân sách.

Các công ty thực phẩm và đồ uống từ lớn đến nhở có thể dựa vào Hệ thống Quản lý Vận tải (Transportation Management System – TMS) là công cụ hoàn hảo để giải quyết nhiều thách thức đi kèm với việc quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào.

Ví dụ, một nhà bán lẻ thực phẩm hoạt động trên 200 cửa hàng ở 7 tiểu bang ở Mỹ có hàng trăm chuyến hàng LTL mỗi tuần, nhưng bằng cách sử dụng Hệ thống Quản lý Vận tải (Transportation Management System – TMS), họ đã có thể giảm số lượng chuyến hàng giao đến còn 20 hoặc 30 mỗi tuần bằng cách kết hợp các chuyến hàng LTL thành các chuyến FTL từ các điểm tập kết hàng nhờ có sự tích hợp thông tin chuyến hàng và sự cộng tác từ các nhà vận tải và nhà cung cấp. Chi phí điển hình cho việc dỡ hàng là 200 đô la, điều này nghĩa là họ tiết kiệm khoảng 34.000 đô la mỗi tuần chỉ trên chi phí bốc dỡ.


Dưới đây là ba bước bạn có thể thực hiện để bắt đầu quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào của mình ngày càng hiệu quả hơn:

1. Hợp tác với các nhà cung cấp để lên kế hoạch hoạt động – Giải pháp tối ưu hóa các hoạt động vận tải

Xác định cách hiệu quả và hiệu năng nhất để vận chuyển và dỡ hàng hóa của bạn, và xây dựng một kế hoạch với các nhà cung cấp để có lợi cho cả hai bên. Không áp đặt một con số tỷ lệ lô hàng nào phải được nhà cung cấp kiểm soát và lô hàng nào phải được khách hàng kiểm soát. Hãy cho nhà cung cấp của bạn một sự lựa chọn để họ có thể chọn dịch vụ và thủ tục thanh toán hiệu quả nhất. Sau đó, áp dụng một hướng dẫn định tuyến chuẩn để các nhà cung cấp tuân thủ.

Điều này sẽ thiết lập một hướng dẫn bắt buộc sẽ được sử dụng cho tất cả các lô hàng do nhà cung cấp kiểm soát (vendor-controlled shipment – VDS) và lô hàng nào là khách hàng nhận (customer pick-up shipment – CPU). Các chương trình tuân thủ của nhà cung cấp làm giảm chi phí hàng hóa của bạn bằng cách làm cho nhà vận chuyển và nhà kho của bạn hiệu quả hơn. Trong trường hợp nhà cung cấp của bạn không tuân thủ, họ sẽ chia sẻ chi phí của bạn thông qua các vi phạm được nêu trong hướng dẫn định tuyến.

2. Tạo liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp của bạn – Giải pháp tối ưu hóa các hoạt động vận tải

Gom các chuyến hàng đến thành FTL khi có thể để giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và dỡ hàng. Giảm số lượng các chuyến hàng LTL riêng lẻ sẽ giảm chi phí vận chuyển, tăng đáng kể hiệu quả của trung tâm phân phối và giảm đáng kể chi phí dỡ hàng. Hãy suy nghĩ xem vận hành của bạn sẽ hiệu quả hơn đáng kể như thế nào với ít xe tải và ít chuyến giao hàng hơn. Ví dụ: bốc hàng từ 10 đến 14 lô hàng LTL khác nhau có thể tốn chi phí gấp 5 lần so với bốc dỡ một xe tải. Khách hàng và nhà cung cấp có thể chia sẻ tất cả những khoản tiết kiệm này thông qua hiệu quả của các lô hàng được gom và các đầu kéo.

Bằng gom các chuyến hàng LTL, bạn có thể đơn giản hóa việc quản lý sân bãi và tối đa hoá các cơ hội gom hàng. Hãy chọn các nhà vận tải với mức giá hấp dẫn và dịch vụ cao cấp và cố gắng giới hạn từ hai đến bốn nhà vận tải khác nhau, cho dù lô hàng là CPU hay VDS. Điều này sẽ cung cấp cho mỗi nhà vận tải đủ sản lượng để đảm bảo gom các lô hàng LTL mà không ảnh hưởng đến mức độ dịch vụ.

3. Tận dụng công nghệ để tăng lợi thế của bạn – Giải pháp tối ưu hóa các hoạt động vận tải

Sử dụng Hệ thống Quản lý Vận tải (Transportation Management System – TMS) để tối ưu hóa việc quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào của bạn là một khả năng.

TMS cũng sẽ tự động theo dõi, lên kế hoạch và phân bổ cửa bến/kho, điều này sẽ trực tiếp làm giảm chi tiêu cho lao động của bạn. Thực sự là, nếu bạn không thể đo lường được điều gì đó thì khó có thể cải thiện nó. Một TMS có hiệu quả sẽ nắm bắt tất cả các phần dữ liệu có liên quan và trả về các báo cáo, bảng điều khiển và thẻ điểm (scorecard) cho phép bạn phân tích chương trình vận chuyển hàng hóa hàng đến và xác định cơ hội để tăng hiệu quả.

Cuối cùng, quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào trở nên thuận lợi nhờ công nghệ này, giúp các chủ hàng đạt được các mục tiêu về chi phí và năng suất mà thường bị bỏ qua trong logistics.

Bằng cách nhìn lại để hiểu rõ hơn về môi trường hàng hóa đầu vào của bạn – sau đó làm việc với các nhà vận tải và nhà cung cấp để đưa ra một kế hoạch hành động để cải tiến nó – bạn sẽ có thể tận dụng hết năng lực của thị trường, có được giá cước tốt nhất và đạt được khả năng hiển thị (visibility) tốt hơn trong chuỗi cung ứng từ điểm đầu đến điểm cuối của bạn.