GIẢM CƯỚC VẬN TẢI: HẠN CUỐI, NHIÊU DOANH NGHIỆP CHƯA ĐĂNG KÝ

GIẢM CƯỚC VẬN TẢI: HẠN CUỐI, NHIÊU DOANH NGHIỆP CHƯA ĐĂNG KÝ

GIẢM CƯỚC VẬN TẢI: HẠN CUỐI, NHIÊU DOANH NGHIỆP CHƯA ĐĂNG KÝ

Ngày đăng: 18/03/2019

Mặc dù đã đến hạn cuối để các doanh nghiệp đăng ký giảm giá cước vận tải nhưng theo báo cáo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính chiều nay (15.1), nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đăng ký.

 Hôm nay (15.1) là hạn cuối cùng để các doanh nghiệp đăng ký giảm giá cước vận tải. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính chiều nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đăng ký giảm giá cước. Nhiều địa phương đã không thể báo cáo về tình hình doanh nghiệp giảm giá cước.

Nhiều tỉnh mới chỉ dừng ở “gửi công văn”

Theo Cục Quản lý giá (Bộ tài chính), tính đến thời điểm này, đã có 36 địa phương gửi báo cáo về giá cước vận tải đường biển, trong đó có nhiều địa phương có tỷ lệ giảm khá cao như Bình Định đã có 32/36 doanh nghiệp giảm giá cước, tỷ lệ giảm từ 3-26,32%; TP. HCM có 25/26 doanh nghiệp taxi giảm giá tỷ lệ 3-9%; 42/57 doanh nghiệp tuyến cố định giảm 2-14%; Hà Nội có 64/100 đơn vị taxi giảm giá 2-9%; 11-60 doanh nghiệp tuyến cố định giảm 5,8-10,6%; 2/20 doanh nghiệp container giảm 3,4-3,9%...

Bà Lê Thị Lai-Trưởng phòng Giá công nghiệp tiêu dùng (Cục Quản lý giá) cho biết, có nhiều báo cáo từ các địa phương chưa có kết quả cụ thể số lượng doanh nghiệp đã đăng ký giảm giá và tỷ lệ giảm giá cước, như Sơn La, Cà Mau, Cần Thơ Hòa Bình... Các địa phương này chỉ báo cáo tỷ lệ giảm bình quân từ 3-15%.

Cá biệt, có những địa phương báo cáo mới chỉ gửi công văn đề nghị giảm giá, đến nay địa phương cũng chưa có kết quả cụ thể về số lượng doanh nghiệp giảm và tỷ lệ giảm cước như Ninh Thuận, Bạc Liêu, Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Trị...

"Cục Quản lý giá vẫn tiếp tục đôn đốc, nhắc nhở các địa phương tổng hợp, báo cáo về Cục tình hình giảm giá cước; đồng thời tham gia các đoàn kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp giảm giá"-bà Lai nói.

Phải giảm ít nhất 15%

Theo tính toán của Bộ Tài chính, giá nhiên liệu xăng dầu chiếm từ 40-50% chi phí vận tải. Như vậy, khi xăng dầu giảm khoảng 1/3 (giảm khoảng 30% đến thời điểm này), cước vận tải cũng phải giảm ít nhất là từ 15% mới hợp lý.

Bộ Tài chính đã không ít lần ra văn bản yêu cầu doanh nghiệp vận tải giảm giá cước, các bộ ngành địa phương tăng cường “quản” chặt giá cước vận tải. Nhưng đến nay, nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn “án binh bất động” hoặc chỉ giảm nhỏ giọt. Giá hàng hóa vận chuyển cũng không có dấu hiệu giảm. Ngay các sở tài chính địa phương cũng đang rất khó khăn, lúng túng trong việc xử lý vấn đề giá cước vận tải do thiếu các chế tài.

Theo bà Lê Thị Loan, Phó giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, thời gian qua Sở Sở Tài chính đã chủ trì cùng Cục Thuế, Công an Thành phố tổ chức kiểm tra đối với 5 doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô (3 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, 2 doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định).

Kết quả kiểm tra, một số doanh nghiệp có chi phí đầu vào thực tế chưa sát với số liệu các khoản chi phí trong hồ sơ kê khai. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu các doanh nghiệp này rà soát lại các chi phí cấu thành giá cước, lập và kê khai lại giá cước gửi cơ quan tiếp nhận theo quy định.

Đến nay, các doanh nghiệp này đểu đã kê khai giảm giá cước."Dự kiến trong thời gian tới, Sở Tài chính sẽ tiếp tục chủ trì cùng liên ngành tổ chức kiểm tra việc thực hiện kê khai giá và niêm yết giá của một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn Thành phố"-bà Loan nói.

Theo bà Loan, để đôn đốc doanh nghiệp vận tải giảm giá cước, Sở Tài chính đã có công văn đến từng doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp đã thay đổi thông tin về doanh nghiệp như trụ sở làm việc, điện thoại liên hệ… khi Sở Tài chính gửi công văn đôn đốc theo hồ sơ kê khai bị trả lại rất nhiều, do vây, hiện nay Sở Tài chính vẫn đang rà soát và cập nhật các thông tin của doanh nghiệp.

Theo Mai Hương (Dân Việt)