THỦ TƯỚNG YÊU CẦU CÁC BỘ '' VÀO CUỘC'' KHẮC PHỤC TỒN TẠI YẾU KÉM TRONG DỊCH VỤ LOGISTICS

THỦ TƯỚNG YÊU CẦU CÁC BỘ '' VÀO CUỘC'' KHẮC PHỤC TỒN TẠI YẾU KÉM TRONG DỊCH VỤ LOGISTICS

THỦ TƯỚNG YÊU CẦU CÁC BỘ '' VÀO CUỘC'' KHẮC PHỤC TỒN TẠI YẾU KÉM TRONG DỊCH VỤ LOGISTICS

Ngày đăng: 19/08/2019

Thủ tướng yêu cầu các Bộ “vào cuộc” khắc phục tồn tại yếu kém trong dịch vụ logistics. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương nghiên cứu, khắc phục các tồn tại yếu kém trong dịch vụ logistics hiện nay ở nước ta.

Chỉ đạo này được đưa ra theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ là bởi trước đó, trang tin điện tử Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 17/12/2018 có bài viết “Dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam: Lợi ích khó nắm bắt”.

Theo bài báo phản ánh, Diễn đàn Logistics Việt Nam 2018 đã xác định chi phí logistics đang là điểm nghẽn trong lưu thông hàng hóa, tăng chi phí sản phẩm khiến hàng hóa xuất khẩu kém cạnh tranh hơn so với các nước. Hạ tầng logistics từ thương mại, giao thông, đến công nghệ thông tin đều được xác định ở tình trạng yếu kém.

Cũng theo bài báo, nếu trong một thời gian ngắn vài tháng, vài quí sắp tới, có hàng loạt doanh nghiệp sản xuất thương mại mới được thành lập ở Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu, với lượng hàng hóa tăng vọt. Lúc đó, dù có chạy nước rút thì chắc chắn Việt Nam cũng không thể cải thiện đáng kể năng lực logistics trong thời gian ngắn như vậy được, đặc biệt trong bối cảnh vốn đầu tư nhà nước cực kỳ eo hẹp trong khi cơ chế đầu tư công tư kết hợp (PPP) vẫn đang “lùng nhùng”. Và nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ phải cân nhắc nút thắt này để quyết định có chuyển dịch sang Việt Nam hay không…

Với sự cảnh báo này, Thủ tướng ngay lập tức đã có chỉ đạo quyết liệt yêu cầu các bộ có liên quan đưa ra các giải pháp để giải quyết khắc phục tình trạng yếu kém hiện này. Đồng thời, đây là thời điểm gấp rút và quan trọng để Việt Nam đón đầu cơ hội mới đang đến.

Mặc dù vai trò to lớn của logistics đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn, trị giá hàng tỷ USD, là một trong 12 nhóm ngành được cộng đồng ASEAN ưu tiên hỗ trợ phát triển song gánh nặng chi phí đang là rào cản lớn đối với doanh nghiệp, trong đó, chi phí logistics cao làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Trước đó, để phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng của khu vực, Thủ tướng đã từng khẳng định, sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ, kiến tạo môi trường thuận lợi cho nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics, một khâu yếu của nền kinh tế Việt Nam.

Trong nỗ lực cải thiện chỉ số này, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2018 diễn ra đầu tháng 12/2018 cũng cho biết biết, sau khi Thủ tướng ban hành quyết định 200 thì ngành này có bứt phá mạnh mẽ, bình quân 3 năm qua đạt 12-14%, báo cáo xếp hạng của WB về logistics trong 160 quốc gia Việt Nam đã tăng 25 bậc đứng ở vị trí thứ 26, xếp thứ ba trong các nước ASEAN.

Nhưng làm sao để logistics tiếp tuc phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phát triển khu vực doanh nghiệp khi mà chưa có doanh nghiệp nào thực sự lớn trong lĩnh vực này, làm sao cho đóng góp của ngành này càng tăng lên và chi phí của doanh nghiệp ngày càng giảm xuống? Phó thủ tướng đặt câu hỏi và nhấn mạnh đây là vấn đề mấu chốt và cốt lõi của tất cả các diễn đàn logistics.

Chính phủ kỳ vọng vào sự hiến kế, góp ý cho Chính phủ, các địa phương, bộ ngành, cần phải làm gì để không chỉ phát triển thị trường logistics trong nước mà còn vươn ra quốc tế.

Diệp Chi