Bản tin số 104 ngày 16/5/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp Logistics

Bản tin số 104 ngày 16/5/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp Logistics

Bản tin số 104 ngày 16/5/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp Logistics

Ngày đăng: 20/06/2024

Theo bản tin số 104 ngày 16/5/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp Logistics. Cùng Hừng Á Logistics tìm hiểu về một số nội dung thông tin liên quan đến dịch vụ ngành Logistics trong nước và ngoài nước ở bài viết dưới đây nhé.

1. TIN TRONG NƯỚC

1.1. CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG CẢNG CONTAINER CỦA CỤM CẢNG CÁI MÉP LỌT TOP 7 THẾ GIỚI

Đầu tháng 6/2024, thông tin cụm cảng Cái Mép được Ngân hàng Thế giới - World Bank và Hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence xếp thứ 7 thế giới về chỉ số CPPI (Container Port Performance Index – chỉ số hoạt động cảng container) xôn xao trong giới hàng hải. Cụm cảng Cái Mép có nhiều cảng được đầu tư trang thiết bị hiện đại, giúp tăng năng suất, giải phóng tàu nhanh hơn.

Chỉ số CPPI được đánh giá dựa trên các yếu tố liên quan tới thời gian tàu vào luồng, cập cảng, năng suất bốc và dỡ hàng lên xuống cảng cùng tổng lượng hàng/chuyến, tàu rời cảng ra luồng. Ngoài ra, còn cả các yếu tố như tàu lớn, công nghệ thông tin, số hóa. Bảng xếp hạng cho 405 cảng container toàn cầu trong năm 2023.

Thành tích top 7 của cụm cảng Cái Mép gây bất ngờ khi vượt qua cả những cảng trung chuyển lớn của quốc tế như Yokohama – Nhật Bản (thứ 9), Hồng Kông (thứ 15), Singapore (thứ 17). Cụm cảng Cái Mép lọt top 7 cảng container có hiệu suất hoạt động cao nhất thế giới giúp uy tín của cụm cảng được nâng cao, trở thành cảng được các hãng tàu ưu tiên lựa chọn khi thiết lập các tuyến dịch vụ mới. Bên cảnh đó, kết quả này cũng rất có ý nghĩa trong bối cảnh ngành hàng hải thế giới đang chịu nhiều tác động của tình hình khu vực Biển Đỏ, nhiều cảng biển lớn tắc nghẽn do các tàu phải định tuyến lại, làm thay đổi lịch trình. Hiện nay, cơ quan chức năng đã mở rộng luồng hàng hải tại khu vực lên đến 350m và nạo vét đạt độ sâu -15,5m để đón những tàu có trọng tải và chiều dài lớn nhất thế giới. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng giúp Cái Mép đạt được thành tích lọt Top 7 các cảng container trên thế giới có chỉ số hoạt động hiệu quả bên cạnh các yếu tố hạ tầng, trang thiết bị công nghệ quản lý vận hành của 5 cảng tại cụm Cái Mép được các doanh nghiệp đầu tư hiện đại và đồng bộ. Xem thêm: Tại đây

bản tin trong nước

1.2. CƯỚC VẬN TẢI BIỂN TĂNG VỌT, DOANH NGHIỆP KHÓ ĐẶT CHỖ (BOOKING)

Sau đợt tăng giá vào đầu năm do khủng hoảng hàng hải ở vùng biển Đỏ, doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang đối diện đợt tăng giá cước vận tải biển mới không kém đợt khủng hoảng thiếu container trong đại dịch Covid-19

Nhiều tuyến vận tải giá đã tăng từ 3 – 4 lần so với đầu năm như tuyến đi Ấn Độ và các nước Trung Đông. Bà Anh Nguyên, đại diện Công ty TNHH thương mại dịch vụ T.M.A, giải thích các hãng tàu nay báo giá cước hằng tuần, không có chuyện hằng tháng nữa và cước vận tải biển đã tăng sốc từ hơn 1 tháng qua. "Tưởng khủng hoảng của dịch bệnh do thiếu container đã qua, giá cước vận tải biển sẽ không có những đợt tăng giá sốc như vậy. Thế nhưng, sau đợt tăng giá do ảnh hưởng xung đột ở biển Đỏ, tàu phải đi đường vòng, thay đổi lịch trình, rồi mua bảo hiểm… nên cước phí tăng. Khủng hoảng hàng hải đó hiện vẫn tác động lớn đến thị trường vận tải biển do tình trạng tắc nghẽn đột biến tại cảng Singapore, cảng container lớn thứ hai thế giới.

Thị trường vận tải biển đang rơi vào khủng hoảng khó khăn hơn cả thời điểm Covid-19. Lượng container đang chờ để rời khỏi cảng này quá lớn. Thế nên, có hãng tàu báo họ phải chờ để cập cảng mất thời gian gấp 3 lần so với trước. Tình trạng không có tàu nên giá cước tăng đột biến lại xuất hiện, gấp 2 - 2,5 lần so với 2 tháng trước. Tàu giảm chuyến nhiều, hàng hóa phải gom lại chờ đầy mới đi. Khách hàng thấy giá cước tăng khó tin, cũng hủy booking liên tục", bà Nguyên than trời.

Một số doanh nghiệp cho biết do chính phủ Mỹ có kế hoạch áp mạnh thuế lên nhiều loại hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc từ đầu tháng 8 tới, nên các nhà xuất khẩu Trung Quốc và nhà nhập khẩu Mỹ muốn "chạy deadline", đẩy nhanh việc xuất nhập khẩu trước tháng 8 để né thuế. Họ sẵn sàng trả cước vận tải cao hơn để giữ chỗ, chiếm container trước. Hiện, lượng hàng hóa của các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang dồn tại cảng Singapore, và Tanjung của Malaysia khá lớn, ước khoảng 26% sức chở container toàn cầu đang bị kẹt tại khu vực này. Một số hãng tàu hiện còn miễn cước vận chuyển cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đi Trung Quốc nhằm đẩy nhanh việc gom vỏ container cho thị trường này. Dự báo tình trạng khan hiếm booking và giá cước cao sẽ còn kéo dài tới tháng 8, tháng 9. Điều này khiến cho các doanh nghiệp sản xuất xuất nhập khẩu và logistics đứng ngồi không yên bởi khi đó sẽ bước vào mùa cao điểm cuối năm.

Theo báo Thanh niên và VLA tổng hợp.

bản tin trong nước

1.3. HƠN 1.900 BẾN THỦY HOẠT ĐỘNG TRÁI PHÉP TRÊN CÁC TUYẾN QUỐC GIA

Theo Cục Đường thủy nội địa VN, hiện trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia còn tồn tại 1.902 bến thủy nội địa không phép. Cụ thể, bến thủy nội địa hết hạn hoạt động có 991 bến; bến thủy nội địa hoạt động không phép 909 bến. Trong đó, các tỉnh có nhiều bến không phép là Nam Định với 233 bến, Hải Dương 97 bến, Bắc Giang 51 bến, Bắc Ninh 48 bến...

Đại diện Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, một số bến đã tồn tại lâu năm và nằm trong hành lang an toàn cầu, các công trình, đê điều, hành lang thoát lũ… Nhiều bến không cấp phép được do vướng mắc trong thủ tục đất đai. Theo đó, thủ tục giao đất của các địa phương gặp rất nhiều khó khăn; nhiều bến thủy nội địa được thông báo thu hồi hợp đồng thuê đất vì chính quyền địa phương cấp đất không đúng thẩm quyền và không đúng quy định tồn tại từ lâu, chưa giải quyết được.

Trước thực trạng này, vừa qua, Bộ GTVT đã họp, bàn biện pháp xử lý dứt điểm. Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch tổng kiểm tra, phối hợp với các địa phương, các lực lượng triển khai.

Từ 1/7 đến 31/12/2024 tiến hành kiểm tra cuốn chiếu trên các tuyến, kết thúc năm 2024 hoàn thành toàn bộ. Quá trình kiểm tra, tiến hành đánh giá hiện trạng cảng, bến, phương tiện, khu neo đậu; Từ hiện trạng đó đánh giá nguy cơ mất an toàn và kiến nghị, đề xuất giải pháp xử lý. Xem chi tiết: Tại đây

tin trong nước

Bến thủy trái phép tại tỉnh Bắc Giang

1.4. NHIỀU CONTAINER HÀNG XUẤT KHẨU BỊ RỚT CHUYẾN TẠI CẢNG CÁT LÁI

Gần đây, một số doanh nghiệp đã gặp phải tình trạng containers bị rớt chuyến tàu hàng xuất khẩu do doanh nghiệp nợ phí hoặc chưa đóng phí hạ tầng cảng biển nên bị phong tỏa tại cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh.

Bởi khi tàu vào cảng Cát Lái thì hãng tàu sẽ gửi Danh sách cont cho cảng vụ, cảng vụ sẽ đối chiếu kiểm tra và báo cho hãng tàu cont của doanh nghiệp nào bị phong tỏa. Tuy nhiên thời gian tàu ở cảng nhận cont rất ngắn nên doanh nghiệp rất khó để đóng phí kịp dù có đóng phí ngay thì hệ thống vẫn cần 24 tiếng đồng hồ để chuyển dữ liệu cho Trực Ban Sản Xuất tại cầu cảng. Dẫn đến container bị rớt chuyến, gây ra nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, hiện nay nhiều tuyến dịch vụ có giá cước rất cao và khan hiếm booking nên rất khó để doanh nghiệp tìm kiếm phương án thay thế khi container bị rớt chuyến.

Để tránh tình trạng này, doanh nghiệp cần thanh toán phí cơ sở hạ tầng cảng biển không chỉ cho chuyến hàng xuất hiện tại mà cả công nợ từ trước theo thông báo của Cảng vụ thành phố Hồ Chí Minh (Danh sách DN nợ phí được Cảng vụ đưa lên website từ ngày 5/6 và trên website của Tổng công ty Tân Cảng SG cũng đăng thông tin này).

Các doanh nghiệp có thể xem danh sách các đơn vị nợ phí hạ tầng cảng biển được Cảng vụ Thành phố Hồ Chí Minh chốt ngày 05/06: tại đây

Nguồn: VLA tổng hợp.

tin trong nước

2. TIN QUỐC TẾ

2.1. Singapore mở lại các bến container không sử dụng để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn cảng

tin quốc tế

Cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore (MPA) cho biết, vào ngày 30 tháng 5 vừa qua, các bến cảng container bị đóng cửa ở trung tâm thành phố đã tạm thời được mở lại để giảm bớt tình trạng tồn đọng của các tàu xếp chờ dỡ hàng tại cảng lớn thứ hai thế giới. Nhờ việc mở lại cảng Keppel đã ngừng hoạt động trước đây, nhà điều hành cảng PSA có thể tăng số lượng container được xử lý hàng tuần từ 770.000 TEU trước đó lên

820.000 TEU như hiện nay. Ngoài tám bến cảng hiện có tại cảng Tuas, ba bến mới của cảng này sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay. Điều này sẽ tăng khả năng xử lý tổng thể của cảng. Xem chi tiết: Tại đây

2.2.Kinh tế toàn cầu trước mối nguy phân mảnh địa chính trị

bản tin quốc tế

Trong dự báo mới nhất được công bố vào tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lo ngại về “sự phân mảnh địa kinh tế”, đồng thời cho rằng tình trạng này, nếu gia tăng, “có thể làm giảm dòng đầu tư nước ngoài, làm chậm tốc độ đổi mới, hạn chế việc áp dụng công nghệ tiên tiến và cản trở sự trao đổi hàng hóa giữa các khối đối lập. Điều này sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất và biến động giá cả. Theo phân tích của IMF, các nước phương Tây đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc thì Trung Quốc cũng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Cụ thể, trong khoảng hai năm trở lại đây, tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường phương Tây đã giảm dần, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang các nước đang phát triển lại tăng lên.

Điều này dẫn đến tình trạng phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu với sự xuất hiện của hai khối lớn, một bên là khối phương Tây xung quanh Mỹ và bên kia là khối xung quanh Trung Quốc. Trong cuộc đối đầu này, sẽ có những quốc gia được hưởng lợi, nhưng cũng sẽ có những nước bị ảnh hưởng. Nhiều nước mới nổi sẽ có thể tận dụng lợi thế đứng giữa hai khối Mỹ và Trung Quốc để "kiếm lời", như những nước sản xuất nguyên liệu thô và khoáng sản cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng, như Indonesia, Brazil, Chile, Argentina… vốn đang rất được các công ty của phương Tây săn đón. Xem chi tiết: Tại đây

2.3. Áp lực chuỗi cung ứng khi nhà bán lẻ phương Tây chuyển hàng sớm cho mùa Giáng sinh

bản tin quốc tế

Việc các nhà bán lẻ phương Tây chạy đua vận chuyển hàng sớm cho mùa lễ Giáng sinh vào cuối năm có nguy cơ làm trầm trọng thêm sự trì hoãn và tắc nghẽn khắp chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là cảnh báo của Vincent Clerc, CEO của Maersk, hãng vận tải biển lớn thứ hai thế giới. Giá cước vận chuyển container trên các tuyến thương mại hàng hải chính tăng 2/3 trong tháng qua khi khủng hoảng hàng hải ở Biển Đỏ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn tại các cảng châu Á và Trung Đông. Giá cước được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi các nhà bán lẻ của Mỹ như Walmart và Target bắt đầu bổ sung hàng cho mùa tựu trường, lễ Tạ ơn và mùa Giáng sinh vào những tháng cuối năm.

Dominique Nadelhofer, người phát ngôn của Kuehne + Nagel (Thụy Sĩ), công ty dịch vụ giao nhận lớn nhất thế giới cho biết, tác động của khủng hoảng hàng hải Biển Đỏ giờ đây mới trở nên rõ ràng hơn. Các tàu container trên tuyến thương mại Á- Âu cần hơn 10 ngày để đi vòng quanh châu Phi. Nadelhofer nói thêm rằng, hoạt động quay vòng container rỗng cũng bị gián đoạn, với chỉ có khoảng 50% container trên toàn cầu luân chuyển đúng thời hạn. CEO của Mearsk - Vincent Clerc từng lo ngại hoạt động kinh doanh vận tải biển sẽ ảm đạm do số lượng lớn tàu container mới được bổ sung trong năm có thể làm giảm mạnh giá cước. Nhưng hiện tại, các con tàu mới này rất cần thiết để chấn chỉnh tình trạng mất cân đối cung cầu do gián đoạn hàng hải ở Biển Đỏ. Ông nói thêm, trước đây cần bổ sung thêm 6-7% công suất vận chuyển container toàn cầu, nhưng bây giờ con số tăng cần thiết là 9-10%. Xem chi tiết: Tại đây

2.4. Xây dựng hiệu quả với những cải tiến trong hậu cần điện tử

bản tin quốc tế

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA), logistics điện tử là xương sống giúp thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử, đồng thời cần tiếp tục tận dụng các công nghệ tiên tiến và cơ sở hạ tầng hiện có để hợp lý hóa các hoạt động này. Chủ tịch VLA Lê Duy Hiệp cho biết: “Đã có những tiến bộ và chuyển đổi rõ ràng trong quá trình chuyển đổi số cho dịch vụ logistics. Phần lớn các doanh nghiệp logistics đã áp dụng lệnh giao hàng điện tử, hóa đơn điện tử, hóa đơn dịch vụ điện tử. Các cảng biển cũng đã áp dụng thông quan điện tử cảng điện tử cho tàu, nộp hồ sơ cho các cơ quan liên quan qua phần mềm và trực tuyến”.

Xem chi tiết: Tại đây

3. HỪNG Á LOGISTICS

HỪNG Á LOGISTICS được thành lập không chỉ với mục đích đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về giao nhận - vận chuyển hàng hóa trong – ngoài nước gia tăng mà còn đáp ứng các yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực logistics.

Hừng Á Logistics không chỉ là một công ty cung cấp dịch vụ logistics đơn thuần mà còn là người đồng hành đáng tin cậy, đem lại sự an tâm và tin tưởng lâu dài cho cả hai bên để cùng nhau phát triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập.

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

Là nhà cung cấp dịch vụ Logistics và đại lý vận chuyển quốc tế, HỪNG Á LOGISTICS thực hiện các chức năng:

  •   Là đại lý ủy quyền thay mặt cho người chuyên chở (Carrier agent).
  •   Là đại lý giao nhận vận tải quốc tế hoạt động theo phương thức nhà vận chuyển không sở hữu tàu (NVOCC) (Freight forwarding agent).
  •   Hoạt động với tư cách chủ phương tiện chuyên chở (Freight forwarder as a principal).
  •   Là nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (3rd party LSP) bao gồm: dịch vụ Giao nhận - Thủ tục Hải quan, dịch vụ vận chuyển nội địa, dịch vụ kho bãi, dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng.

4. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Hừng Á. Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

VIỆT NAM

1. VP. TP. HỒ CHÍ MINH – TRỤ SỞ CHÍNH:

HUNG A LOGISTICS CO., LTD

11 (Lầu 1), Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận.1, TP.HCM, Việt Nam

Điện thoại: + 84 968.397.465

Fax: + 84 28 3821.1975

Email: info@hungalogistics.com

Web: www.hungalogistics.com

2. VP. HÀ NỘI:

74 Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: + 84 4 3826.3100

Fax: + 84 4 3822.9699

Email: hn.info@hungalogistics.com

3. VP. ĐÀ NẴNG:

113 Hoàng Văn Thụ, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 511 382.3538

Fax: + 84 511 389.7406

Email: dn.info@hungalogistics.com

4. VP. HẢI PHÒNG:

35 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 31 374.5529/382.2573

Fax : + 84 31 382.2575

Email: hp.info@hungalogistics.com

HỆ THỐNG ĐẠI LÝ QUỐC TẾ:

Châu Á và Châu Úc:

Thái Lan, Sing-ga-pu-ra, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, In-do-ne-sia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lay-sia, Philippine, Ấn Độ, Nga, Úc…

Châu Âu:

Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh…

Châu Mỹ:

Canada, Hoa Kỳ.