Bản tin số 105 ngày 01/07/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp Logistics

Bản tin số 105 ngày 01/07/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp Logistics

Bản tin số 105 ngày 01/07/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp Logistics

Posted on: 04/07/2024

Theo bản tin số 105 ngày 01/07/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp Logistics. Cùng Hừng Á Logistics tìm hiểu về một số nội dung thông tin liên quan đến dịch vụ ngành Logistics trong nước và ngoài nước ở bài viết dưới đây nhé.

1. TIN TRONG NƯỚC

1.1. ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ IX (2024 – 2027) HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) đang hướng tới một cột mốc quan trọng với việc tổ chức Đại hội Nhiệm kỳ IX (2024 – 2027) với chủ đề “Hợp Nhất Sức Mạnh – Phát Triển Bền Vững”. Sự kiện được diễn ra trong bối cảnh ngành logistics Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia.

Đại hội nhiệm kỳ IX (2024 – 2027) của VLA sẽ được tổ chức vào chiều ngày 19/07/2024 tại khách sạn Rex,thành phố Hồ Chí Minh.

Sự kiện sẽ là nơi gặp gỡ của các doanh nghiệp, nhà quản lý, chuyên gia và các cơ quan chức năng trong lĩnh vực logistics, nhằm thảo luận về các vấn đề quan trọng, đề xuất giải pháp và hướng đi mới để ngành dịch vụ logistics có thể đạt được sự phát triển bền vững và hiệu quả cao hơn trong tương lai.

Với chủ đề “Hợp Nhất Sức Mạnh – Phát Triển Bền Vững”, VLA nhấn mạnh vào tinh thần hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp và các bên liên quan. Chỉ thông qua sự đoàn kết và phối hợp chặt chẽ, ngành dịch vụ logistics mới có thể vươn lên mạnh mẽ, vượt qua những thách thức và nắm bắt được cơ hội trong thời đại côngnghiệp 4.0 với nhiều diễn biến nhanh, khó lường.

Đại hội cũng là dịp để tôn vinh những cá nhân, tổ chức có những đóng góp xuất sắc và tích cực vào sự phát triển của ngành dịch vụ logistics. Cùng với đó, các hoạt động giao lưu, kết nối cũng sẽ được tổ chức để sự kiệnthực sự là ngày hội thú vị và hữu ích cho tất cả các thành viên tham dự.

Với tâm huyết và sự quyết tâm, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tự tin rằng, Đại hội nhiệmKỳ IX (2024 – 2027) sẽ là một sự kiện thành công, xây dựng VLA ngày càng đoàn kết, vững mạnh, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành dịch vụ logistics Việt Nam.

1.2. XUẤT SIÊU HÀNG HÓA ĐẾN GIỮA THÁNG 6 ĐÃ ĐẠT 9,07 TỶ USD

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2024 (từ ngày 01/6 đến ngày 15/6/2024) đạt 31,13 tỷ USD, giảm 4,9% (tương ứng giảm 1,61 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 5/2024.

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 6/2024 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/6/2024 đạt 336,48 tỷ USD, tăng 16,2% (tương ứng tăng 46,81 tỷ USD về số tuyệt đối) so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 227,06 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 27,42 tỷ USD). Như vậy, trong nửa đầu tháng 6/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 327 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 9,07 tỷ USD.

Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 6/2024 đạt 15,73 tỷ USD, giảm 10,4% (tương ứng giảm 1,83 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 5/2024. Như vậy, tính đến hết 15/6/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 172,78 tỷ USD, tăng 15,2% tương ứng tăng 22,78 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.

Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2024 đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,5% (tương ứng tăng 221 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 5/2024.

Như vậy, tính đến hết 15/6/2024, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 163,71 tỷ USD, tăng 17,2% (tương ứng tăng 24,03 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023. Xem chi tiết: Tại đây

1.3. THỂ CHẾ HOÁ TIÊU CHUẨN CHO DOANH NGHIfiP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Hiện nay, các định hướng về phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050… Các bộ, ngành cũng đã xây dựng kế hoạch hành động riêng của mình để đóng góp vào mục tiêu chung. Trong khi đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam đang phải chịu áp lực trong bối cảnh nhiều quốc gia và khu vực đã áp dụng các cơ chế và chính sách thương mại bảo vệ môi trường như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, việc thực thi các tiêu chí ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp) và kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp doanh nghiệp thích nghi với các yêu cầu của thị trường quốc tế mà còn tạo cơ hội để phát triển sản phẩm và dịch vụ xanh.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cho biết, những khó khăn như thiếu hụt về kinh nghiệm, nguồn lực tài chính còn mỏng, thiếu các chính sách ưu đại cụ thể để khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững… khiến doanh nghiệp nhỏ thường không mấy mặn mà với thực hành phát triển bền vững theo chuẩn ESG.

Từ thực tế đó Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã xây dựng và đưa ra Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) để hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá công tác quản trị và thực hiện trách nhiệm giải trình hiệu quả hơn. Việc thể chế hoá là cần thiết để thúc đẩy các doanh nghiệp đi theo xu hướng chuyển đổi xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn mới trong xuất khẩu. Bộ chỉ số CSI năm 2024 sẽ có 153 chỉ số, trong đó 62% là các chỉ số tuân thủ, 38% là các chỉ số nâng cao. Theo các doanh nghiệp, với đa số là các chỉ số tuân thủ thì việc thực hiện phát triển bền vững sẽ không còn xa vời cho doanh nghiệp, mà ngược lại, chỉ cần bảo đảm việc tuân thủ các yêu cầu pháp luật, doanh nghiệp đã có một nền tảng vững chắc. Việc thể chế hóa các tiêu chuẩn về phát triển bền vững đối với các lĩnh vực kinh tế giúp các doanh nghiệp, cơ quan chức năng chủ động xây dựng chương trình đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực cấp quốc gia để phục vụ quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Xem chi tiết: Tại đây

1.4. TỪ 1/7/2024, CẢNG CÁT LÁI KHÔNG CHỨA CONTAINER HÀNG NGUY HIỂM (IMDG)

Từ ngày 01/7/2024 cảng Tân Cảng - Cát Lái (TCCL) sẽ triển khai quy định mới đối với giao nhận container IMDG tại cảng TCCL. Cụ thể:

Đối với container IMDG nhập tàu tại cảng TCCL: cảng TCCL chỉ thực hiện chức năng là cảng dỡ hàng. Container IMDG nhập tàu sau khi được dỡ lên bãi sẽ phải chuyển về cảng đích để giao nhận. Do đó, Cảng TCCL không tiếp nhận container IMDG nhập tàu có cảng đích là cảng Cát Lái, ngoại trừ container IMDG trung chuyển quốc tế, container IMDG quá cảnh, container IMDG hàng nhập kho CFS của cảng. Trong Danh sách container nhập tàu và Manifest cung cấp cho cảng, đề nghị Hãng tàu/ Đại lý Hãng tàu khai báo cảng đích của container IMDG hàng nhập.

Đối với các container IMDG nhập tàu có cảng đích là ICD Tân Cảng Nhơn Trạch hoặc cảng Tân Cảng Hiệp Phước, TCSG cam kết vận chuyển miễn phí về các cảng đích này trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tàu rời cảng. Còn đối với container IMDG nhập tàu có cảng đích khác, Hãng tàu/Khách hàng tự thu xếp để vận chuyển ra khỏi cảng TCCL trong vòng 24 giờ kể từ khi container có vị trí trên bãi cảng. Sau thời gian này, cảng sẽ thu phí quá hạn tại bãi với mức giá 1.550.000; 2.725.000; 3.230.000 đồng một container/ngày đối với lần lượt từng loại container 20’ 40’ 45’

Đối với container IMDG xuất khẩu, Cảng TCCL chỉ tiếp nhận container IMDG hàng xuất trong vòng 24 giờ trước thời điểm dự kiến tàu cập cảng đã được hãng tàu đăng ký. Trường hợp khách hàng có nhu cầu tập kết container IMDG hàng xuất sớm hơn thời gian nêu trên thì khách hàng có thể đưa trước container về các cảng khác hoặc các ICD. Đối với container IMDG hàng xuất được hạ trước ở ICD Tân Cảng Nhơn Trạch hoặc cảng Tân Cảng Hiệp Phước, TCSG sẽ vận chuyển miễn phí container về cảng TCCL để kịp thời gian xuất tàu theo quy định. Nguồn: saigonnewport.com.vn

1.5. MỞ RỘNG LỘ TRÌNH XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN CHO DOANH NGHIfiP VIfiT

Trong bối cảnh xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, việc tận dụng công nghệ số và thương mại điện tử xuyên biên giới để khai thác tiềm năng xuất khẩu toàn cầu đang được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp ngày một đánh giá cao và điều hướng tập trung.

Tại Diễn đàn Thương mại điện tử xuyên biên giới được tổ chức vào 27/06/2024, vấn đề thúc đẩy môi trường chính sách với nhiều hỗ trợ cho sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam là nội dung trọng tâm của sự kiện. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ, diễn đàn cũng tập hợp và cập nhật một loạt giải pháp, chương trình và sáng kiến chung tay do các đơn vị tiên phong trong ngành khởi xướng nhằm thúc đẩy thành công xuất khẩu thương mại điện tử Việt Nam; trong đó, có thể kể đến việc ra mắt Liên minh Hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến Việt Nam (VESA) do VECOM thành lập, bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ công nghiệp, các công ty hậu cần và đối tác công nghệ nhằm kết nối, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chuyển đổi số và khai thác các cơ hội xuất khẩu trực tuyến.

Doanh nghiệp tham gia liên minh sẽ được hỗ trợ tốt nhất về xuất khẩu trực tuyến đến từ các chuyên gia. Đáng lưu ý, VESA cung cấp các thông tin, chính sách hỗ trợ đến doanh nghiệp xuất khẩu; tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc lựa chọn các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu với chất lượng tốt và hiệu quả cao nhất; tập hợp các nhà cung cấp uy tín hàng đầu Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu; đồng thời, tiếp nhận phản hồi của doanh nghiệp xuất khẩu về các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu.

Xem chi tiết: Tại đây.

1.6. CÔNG BỐ BÁO CÁO DỰ BÁO KỸ NĂNG NGÀNH CẢNG ĐẦU TIÊN CỦA VIfiT NAM

Ngày 26/6/2024, tại Hải Phòng, Đại sứ quán Australia và Cục Hàng Hải Việt Nam công bố Báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng đầu tiên của Việt Nam cho giai đoạn 2024-2028 và cập nhật Báo cáo Dự báo kỹ năng ngành logistics cho giai đoạn 2024-2026...

Các báo cáo này do Hội đồng Tư vấn kỹ năng nghề ngành Logistics thực hiện cùng với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong khuôn khổ hợp tác giữa Australia và Việt Nam nhằm thúc đẩy lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Các báo cáo này góp phần thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Các báo cáo dự báo kỹ năng thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các đối tác ngành và lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có được nguồn nhân lực có kỹ năng, đã qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Báo cáo đồng thời giúp các cơ sở đào tạo xây dựng và điều chỉnh chương trình và giáo trình đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Dự báo kỹ năng cũng giúp Chính phủ Việt Nam cải thiện công tác xây dựng các kế hoạch đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp.

Xem chi tiết: Tại đây

2. TIN QUỐC TẾ

2.1. GIÁ CƯỚC CONTAINER TĂNG TRỞ LẠI VÀ CÒN TIẾP TỤC TĂNG

Chỉ số Container Toàn cầu (WCI) của Drewry ngày 20/6 tăng 7% trong tuần, đạt $5.117/FEU. Đưa mức giá tăng trở lại, con số mới nhất tăng 233% so với cùng tuần năm ngoái và 260% so với mức giá trung bình trước đại dịch là $1.420 vào năm 2019. Drewry cho biết họ dự kiến giá cước vận chuyển từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới do các vấn đề tắc nghẽn tại các cảng châu Á. Về dài hạn, WCI đạt $3.510/FEU cho đến nay trong năm 2024, cao hơn $768 so với mức trung bình 10 năm là $2.742/FEU. Mức trung bình 10 năm này bị ảnh hưởng bởi mức giá kỷ lục trong những năm bị gián đoạn do COVID từ 2020-2022, che giấu mức giá thấp hơn liên tục trong thời kỳ trước COVID. Xét về các tuyến vận chuyển cá nhân, Drewry cho biết giá cước từ Thượng Hải đến Rotterdam cao hơn $690 mỗi FEU so với tuần trước, tăng 11% lên $6,867 mỗi FEU. Thượng Hải đến Los Angeles tăng 7% lên $6,441 mỗi FEU; Thượng Hải đến New York tăng 3% lên $7.552/FEU, và tăng 2% trên cả Rotterdam đến Thượng Hải và Thượng Hải đến Genoa lần lượt là $672 và $7.029 mỗi FEU. New York đến Rotterdam và Rotterdam đến New York đều ghi nhận mức giảm giá 1% lần lượt là $633 và $2.093 mỗi FEU. Xem chi tiết: Tại đây

2.2. ẤN ĐỘ XÂY DỰNG SIÊU CẢNG NƯỚC SÂU GẦN MUMBAI, THÚC ĐẨY HÀNH LANG LOGISTICS VÀ KẾT NỐI LIÊN LỤC ĐỊA

Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt phát triển cảng nước sâu mới Vadhavan trên bờ biển phía Tây của đất nước. Nằm cách Mumbai khoảng 150 km, Vadhavan là một phần của sáng kiến chiến lược nhằm thiết lập các tuyến đường biển và đường sắt nối Ấn Độ với châu Âu thông qua Trung Đông. Cảng Vadhavan sẽ có các bến cuối có khả năng tiếp nhận các “tàu lớn” và xử lý hàng hóa từ xăng dầu, ô tô tới các mặt hàng nhập khẩu khác. Vadhavan có mớn nước tự nhiên lên tới 20 mét (65 feet), cho phép tiếp nhận những con tàu lớn nhất thế giới. Giá trị dự án này lên đến hơn 9 tỷ đô la, đang chuẩn bị được khởi công, giai đoạn đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2029. Xem chi tiết: Tại đây

2.3. IATA CÔNG BỐ VÀ KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG NHIÊN LIỆU TRONG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Trong nỗ lực hỗ trợ thiết thực cho ngành vận tải hàng không trên thế giới chuyển đổi bền vững, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã ra mắt IATA FuelIS, một giải pháp phân tích nâng cao nhằm tối ưu hóa mức tiêu thụ nhiên liệu cho các hãng hàng không, sử dụng dữ liệu về nhiên liệu và các chuyến bay chở hàng, có đảm bảo ẩn danh đối với các trường thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh. Các tính năng chính của FuelIS mà các hãng hàng không nên tham khảo như: Đánh giá hiệu quả sử dụng nhiên liệu của đội tàu bay; Phân tích điểm chuẩn sân bay; Độ chính xác và độ tin cậy của dữ liệu; Hỗ trợ quản lý hiệu suất tốt hơn. Xem chi tiết: Tại đây

2.4. MAERSK THÔNG BÁO ÁP DỤNG PHỤ PHÍ MÙA CAO ĐIỂM

Maersk công bố áp dụng PSS từ Đông Nam Á đến Úc (Nguồn: Maersk)

Maersk công bố áp dụng PSS từ Đông Nam Á đến Úc (Nguồn: Maersk)

Từ ngày 12/06/2024, hãng tàu Maersk thông báo điều chỉnh Phụ phí Mùa cao điểm (PSS) có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Mức tăng phụ phí này không giống nhau trên mỗi tuyến tuyến dịch vụ của Maersk. Xem chi tiết: Tại đây

3. HỪNG Á LOGISTICS

HỪNG Á LOGISTICS được thành lập không chỉ với mục đích đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về giao nhận - vận chuyển hàng hóa trong – ngoài nước gia tăng mà còn đáp ứng các yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực logistics.

Hừng Á Logistics không chỉ là một công ty cung cấp dịch vụ logistics đơn thuần mà còn là người đồng hành đáng tin cậy, đem lại sự an tâm và tin tưởng lâu dài cho cả hai bên để cùng nhau phát triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập.

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

Là nhà cung cấp dịch vụ Logistics và đại lý vận chuyển quốc tế, HỪNG Á LOGISTICS thực hiện các chức năng:

  •   Là đại lý ủy quyền thay mặt cho người chuyên chở (Carrier agent).
  •   Là đại lý giao nhận vận tải quốc tế hoạt động theo phương thức nhà vận chuyển không sở hữu tàu (NVOCC) (Freight forwarding agent).
  •   Hoạt động với tư cách chủ phương tiện chuyên chở (Freight forwarder as a principal).
  •   Là nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (3rd party LSP) bao gồm: dịch vụ Giao nhận - Thủ tục Hải quan, dịch vụ vận chuyển nội địadịch vụ kho bãi, dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng.

4. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Hừng Á. Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

VIỆT NAM

1. VP. TP. HỒ CHÍ MINH – TRỤ SỞ CHÍNH:

HUNG A LOGISTICS CO., LTD

11 (Lầu 1), Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận.1, TP.HCM, Việt Nam

Điện thoại: + 84 968.397.465

Fax: + 84 28 3821.1975

Email: info@hungalogistics.com

Web: www.hungalogistics.com

2. VP. HÀ NỘI:

74 Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: + 84 4 3826.3100

Fax: + 84 4 3822.9699

Email: hn.info@hungalogistics.com

3. VP. ĐÀ NẴNG:

113 Hoàng Văn Thụ, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 511 382.3538

Fax: + 84 511 389.7406

Email: dn.info@hungalogistics.com

4. VP. HẢI PHÒNG:

35 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 31 374.5529/382.2573

Fax : + 84 31 382.2575

Email: hp.info@hungalogistics.com

HỆ THỐNG ĐẠI LÝ QUỐC TẾ:

Châu Á và Châu Úc:

Thái Lan, Sing-ga-pu-ra, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, In-do-ne-sia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lay-sia, Philippine, Ấn Độ, Nga, Úc…

Châu Âu:

Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh…

Châu Mỹ:

Canada, Hoa Kỳ.