Bản tin số 106 ngày 15/07/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp Logistics

Bản tin số 106 ngày 15/07/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp Logistics

Bản tin số 106 ngày 15/07/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp Logistics

Ngày đăng: 16/07/2024

Theo bản tin số 106 ngày 15/07/2024 của Hiệp hội doanh nghiệp Logistics. Cùng Hừng Á Logistics tìm hiểu về một số nội dung thông tin liên quan đến dịch vụ ngành Logistics trong nước và ngoài nước ở bài viết dưới đây nhé.

1. TIN TRONG NƯỚC

1.1. CHUYÊN GIA IMF: KINH TẾ VIỆT NAM PHỤC HỒI NHANH NHỜ NHỮNG HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn Tham vấn và giám sát kinh tế vĩ mô Việt Nam của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2024 đang trên đà hồi phục nhanh chóng sau giai đoạn khó khăn cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Theo ông Paulo Medas, Việt Nam tiếp tục hội nhập và nền kinh tế đã thực sự phục hồi với mức tăng trưởng tăng lên mức 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh hơn dự kiến, một phần nhờ vào xuất khẩu mạnh và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một yếu tố nữa là hiệu quả của những hành động của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ví dụ như việc cắt giảm lãi suất, gia tăng đầu tư công và tăng lương cũng góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh. Đánh giá về triển vọng 6 tháng cuối năm 2024, ông Medas kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi. Tốc độ tăng trưởng của cả năm 2024 sẽ chậm lại phần nào, tuy nhiên vẫn sẽ ở mức trên 6%.Về lạm phát, ông Medas cho biết lạm phát của Việt Nam có khả năng sẽ duy trì ở mức gần với mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là 4,5%.

Đánh giá về kịch bản lãi suất cao được duy trì trong thời gian dài ở nhiều nước trên thế giới, ông Medas cho rằng điều này có thể xảy ra do diễn biến lạm phát ở Mỹ và châu Âu không tiến triển nhanh như kỳ vọng.

Vì vậy, nếu tiếp tục giữ lãi suất ở mức cao sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của các nước này chậm lại và điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nửa cuối năm 2024 do xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này chậm lại. Mặt khác, Việt Nam đang giữ lãi suất ở mức rất thấp để hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế. Nếu lãi suất toàn cầu vẫn ở mức cao, điều này có thể dẫn đến nhiều áp lực khiến đồng Việt Nam mất giá nhiều hơn. Xem thêm: Tại đây

1.2. DỰ BÁO NĂM 2024, KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU VIfiT NAM - TRUNG QUỐC ĐẠT TRÊN 200 TỶ USD

6 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Trung Quốc chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, kim ngạch xuất nhập khẩu xấp xỉ 95 tỷ USD. Cụ thể các doanh nghiệp của Việt Nam đã nhập khẩu hàng hóa trị giá 67 tỷ USD từ Trung Quốc, tăng gần 35% so với cùng kỳ năm 2023; xuất khẩu đạt 27,8 tỷ USD, tăng 5,3%. Như vậy Việt Nam trong sáu tháng đầu năm đã nhập siêu từ Trung Quốc gần 40 tỷ USD, tăng gần 68% so với cùng kỳ năm 2023 và chỉ kém mức nhập siêu của cả năm 2023 hơn 9 tỷ USD (năm 2023, Việt Nam nhập siêu từ thị trường này 49,4 tỷ USD).

Trung Quốc tiếp tục là nhà cung cấp hàng hóa đầu vào lớn nhất cho Việt Nam, chiếm gần 37,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm. Trung Quốc được mệnh danh là "công xưởng thế giới," cung cấp đa dạng các sản phẩm từ máy móc, thiết bị đến nguyên liệu đầu vào cho các ngành xuất khẩu như điện thoại, máy tính, vải, và nguyên phụ liệu giày dép, dệt may.

Về xuất khẩu, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong tháng 6/2024 đạt hơn 5,14 tỷ USD, tăng 5% so với tháng trước đó, tính chung 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 27,8 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2024 là nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 6,11 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 22% tỷ trọng; tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt hơn 6 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 21,6% tỷ trọng xuất khẩu; tiếp đến là nhóm hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 2,42 tỷ USD, tăng 84,2%, chiếm 8,7% tỷ trọng.

Những nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước: Hàng rau quả tăng 22,4%; hóa chất tăng 64%; hạt điều tăng 40%; cà phê tăng 45,1%; quặng và khoáng sản khác tăng 223,4%. Với sự cải thiện mạnh mẽ về thương mại trong nửa đầu năm 2024, dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm nay có thể tiến gần đến mức 200 tỷ USD, thậm chí nếu phục hồi tốt hơn, con số này có thể vượt 200 tỷ USD. Xem thêm: Ti đây

1.3. FIATA WORLD CONGRESS 2025 SẼ ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI HÀ NỘI VÀO THÁNG 10

Đại hội Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) - FIATA World Congress 2025 sẽ được FIATA và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10/2025.

Đây là thông tin được đưa ra tại Tọa đàm Phát triển Logistics xanh, thích ứng nhanh và công bố FIATA World Congress 2025 do VCCI và VLA tổ chức tại Hà Nội vào chiều 9/7.

Ông Stéphane Graber - Tổng giám đốc FIATA cho biết, Đại hội Thế giới FIATA là sự kiện thường niên uy tín nhất dành cho bất kỳ ai tham gia vào lĩnh vực giao nhận vận tải và hậu cần, luân phiên giữa bốn châu lục, cung cấp cơ hội kết nối tuyệt vời, những hiểu biết chuyên môn có giá trị, các buổi đào tạo do các chuyên gia trong ngành dẫn dắt, triển lãm về những cải tiến mới nhất về giao nhận, vận tải, và một nền tảng để thảo luận các vấn đề quan trọng của ngành.

Theo Phó Chủ tịch thường trực VLA - ông Đào Trọng Khoa, dự kiến FWC 2025 sẽ thu hút hơn 1.000 - 1.500 khách quốc tế đến từ các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới, các chuyên gia đầu ngành cũng như các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam đấy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng hiệu quả. FWC 2025 hướng tới mục tiêu hiện thực hóa khát vọng ngành logistics Việt Nam. Theo đó sự kiện đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Chính phủ, các bộ ngành. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp logistics và xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội gặp gỡ, trao đối, hợp tác với hàng nghìn doanh nghiệp logistics hàng đầu trên thế giới. Đồng thời khẳng định vị trí của ngành logistics Việt Nam nói riêng và quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch VLA cũng kỳ vọng, sự kiện sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng như nâng tầm ngành logistics và nền kinh tế Việt Nam. Mặt khác, ông Khoa cho biết, hiệu ứng lan tỏa mà FWC 2025 mang lại sẽ tác động tích cực, thúc đẩy phát triển lĩnh vực dịch vụ, du lịch trong nước, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Xem chi tiết: Tại đây

1.4. PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH: HIfiN THỰC KHÁT VỌNG!

FIATA World Congress 2025 (FWC 2025) với chủ đề “Logistics xanh, thích ứng nhanh” được kỳ vọng sẽ mở ra triển vọng thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, qua đó thúc đẩy Việt Nam trở thành trung tâm logistics của khu vực và trên thế giới trong tương lai. Đây là thông tin quan trọng được Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) đưa ra tại Tọa đàm với cùng chủ đề do VLA phối hợp cùng Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức tại Hà Nội vào ngày 09/07 vừa qua.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu, không thể đảo ngược và là xu thế chung toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Đồng quan điểm, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) khẳng định “Phát triển xanh, thích ứng nhanh cũng đồng thời là chủ đề của FIATA World Congress 2025, phản ánh tầm nhìn và cam kết của chúng tôi trong việc xây dựng một ngành logistics bền vững, thân thiện với môi trường, và có khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi của thị trường toàn cầu. Đây không chỉ là một yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hiện nay mà còn là xu hướng tất yếu cho sự phát triển lâu dài của ngành”. Trên thực tế, theo ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực VLA, “xanh và thích ứng nhanh" là 2 thành phần quan trọng của bất kỳ chuỗi cung ứng nào trong bối cảnh thế giới bất ổn về địa chính trị và các yêu cầu ngày càng tăng về "xanh hóa" nhằm giảm phát thải từ các quốc gia trên toàn cầu. “Ngành vận tải nói chung đóng góp 24% lượng khí thải toàn cầu. Hành trình tiến tới logistics xanh và thích ứng nhanh sẽ đóng góp vào quá trình giảm thải cacbon của ngành logistics Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn cam kết của Chính phủ Việt Nam về hành trình tiến tới Net Zero được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại COP26”, ông Đào Trọng Khoa nhấn mạnh.

Kiểm chứng thực tế này, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt

Nam cho biết, chuyển đổi xanh của công nghiệp logistics là một trong những quyết định thành bại của nghề gỗ. Từ thực tế này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng, các cơ quan quản lý, Chính phủ cần tạo thuận lợi thương mại, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Theo ông Turgut Erkinsken, Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế (FIATA), hiện nay FIATA đã có bộ công cụ riêng cho các thành viên về chuyển đổi xanh. Với hệ thống này, bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ di chuyển từ địa điểm nào đến địa điểm nào các thành viên cũng có thể đưa ra một phép tính là dễ tính ra được lượng thải carbon bao nhiêu để đưa ra điều chỉnh phù hợp. Và trong thời gian tới, đặc biệt tại FWC2025, các chuyên gia của FIATA sẵn sàng chia sẻ cùng Việt Nam cũng như các doanh nghiệp toàn cầu về bộ công cụ này cũng như các giải pháp giúp xanh hóa ngành logistics thế giới. Xem thêm: tại đây.

2. TIN QUỐC TẾ

2.1. KHAI TRƯƠNG TUYẾN VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI MALAYSIA, THÁI LAN, LÀO VÀ TRUNG QUỐC

Tuyến vận tải đường sắt mới được khai trương kết nối Malaysia, Thái Lan, Lào và Trung Quốc dự kiến sẽ mở ra thị trường mới trong khu vực, giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân địa phương. Chuyến tàu ASEAN Express đầu tiên đã khởi hành từ kho nội địa Kelana Jaya ở bang Selangor, Malaysia vào ngày 27 tháng 6, trước sự chứng kiến của đại diện từ bốn quốc gia. Chuyến tàu này đã đến điểm cuối tại Trùng Khánh, Trung Quốc vào thứ Năm (ngày 11 tháng 7) với hàng hóa là các thiết bị điện tử và sản phẩm nông nghiệp. Một chuyến tàu khác đi ngược chiều từ Trùng Khánh cũng đã đến Selangor trong tuần này. Thời gian vận chuyển chỉ dưới 14 ngày – nhanh hơn so với tuyến vận tải đường biển khoảng 1 tuần. Các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng giải pháp hậu cần mới sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ vận tải đường sắt và giảm chi phí hậu cần tới 30%. Xem chi tiết: Tại đây

2.2. MALAYSIA SẼ XÂY DỰNG CẢNG THÔNG MINH ỨNG DỤNG AI ĐẦU TIÊN ĐỂ NẮM BẮT CƠ HỘI MỚI

Malaysia đang lên kế hoạch xây dựng một cảng container mới dọc theo bờ biển phía tây của Bán đảo Mã Lai đối diện với eo biển Malacca, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Với giá trị ước tính 425 triệu USD, cảng mới sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao hiệu quả hoạt động và trở thành cảng đầu tiên ở Malaysia áp dụng công nghệ này. Cảng sẽ được phát triển trên diện tích khoảng 809.300 m2 tại thành phố Port Dickson, thuộc bang Negeri Sembilan. Nằm gần Kuala Lumpur và điểm giữa eo biển Malacca, nơi đây có thể được hưởng lợi từ lưu lượng giao thông cao và khả năng kết nối với các khu vực công nghiệp trọng điểm ở Malaysia. Cảng mới sẽ có cầu cảng, nhà ga và khu điều hành container dài 1,8km. Hệ thống AI sẽ phân tích dữ liệu giao thông, lên lịch di chuyển của tàu, giám sát các hoạt động hàng hải xung quanh cảng và quản lý hậu cần một cách tự động. Xem chi tiết: Tại đây

2.3. DỰ ĐOÁN GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNG KHÔNG SẼ TĂNG VỌT VÀO MÙA CAO ĐIỂM

Theo Xeneta, nhu cầu thương mại điện tử ngày càng tăng, tình trạng gián đoạn trên biển do xung đột ở Biển Đỏ và hoạt động sản xuất đã khiến giá cước vận chuyển hàng không toàn cầu trong tháng 6 tăng vọt 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2,62 đô la Mỹ một kg.

Theo Xeneta, vận chuyển hàng không từ Đông Nam Á đến Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng giá giao ngay lớn nhất lên đến 14% so với cùng kỳ năm trước, với 5,32 đô la Mỹ một kg. Trong khi đó, hành lang Đông Bắc Á đến Hoa Kỳ có mức tăng ít hơn khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể 4,00 đô la Mỹ một kg. Riêng thị trường Trung Quốc sang Hoa Kỳ, giá cước đã giảm 1% xuống còn 4,80 đô la Mỹ một kg. Xem chi tiết: Tại đây

2.4. GIÁ CƯỚC VẬN TẢI CONTAINER SẼ TĂNG CAO ĐẾN MỨC NÀO?

Sự gia tăng mạnh mẽ trong giá container giao ngay tiếp tục diễn ra vào tháng 7 và có dấu hiệu tác động đến giá hợp đồng. Chỉ số Drewry World Container Index (WCI) tăng thêm 10% so với tuần trước vào ngày 4 tháng 7, đạt mức 5.868 đô la một feet và cao hơn 298% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này vẫn thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh điểm của đại dịch là 10.377 đô la một feu vào tháng 9 năm 2021 nhưng câu hỏi hiện tại là giá sẽ tiếp tục tăng thêm bao nhiêu nữa. Có rất ít dấu hiệu cho thấy các yếu tố đằng sau đợt tăng đột biến hiện tại

- cuộc khủng hoảng Biển Đỏ kết hợp với nhu cầu tăng đột biến và tình trạng tắc nghẽn tại cảng - đang bắt đầu giảm bớt. Giá giao ngay trên giao dịch này hiện đã vượt qua điểm giữa (53%) trong quá trình tăng lên đến đỉnh điểm của đại dịch là 14.783 đô la vào tháng 1 năm 2022. Nhìn vào hoạt động thương mại từ châu Á đến Bờ Đông Hoa Kỳ và Bờ Tây Hoa Kỳ, con số này thậm chí còn gần với mức cao nhất trong đại dịch vào đầu năm 2022 ở mức lần lượt là 72% và 79%. Xem chi tiết: Tại đây

3. HỪNG Á LOGISTICS

HỪNG Á LOGISTICS được thành lập không chỉ với mục đích đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về giao nhận - vận chuyển hàng hóa trong – ngoài nước gia tăng mà còn đáp ứng các yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực logistics.

Hừng Á Logistics không chỉ là một công ty cung cấp dịch vụ logistics đơn thuần mà còn là người đồng hành đáng tin cậy, đem lại sự an tâm và tin tưởng lâu dài cho cả hai bên để cùng nhau phát triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập.

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

Là nhà cung cấp dịch vụ Logistics và đại lý vận chuyển quốc tế, HỪNG Á LOGISTICS thực hiện các chức năng:

  •   Là đại lý ủy quyền thay mặt cho người chuyên chở (Carrier agent).
  •   Là đại lý giao nhận vận tải quốc tế hoạt động theo phương thức nhà vận chuyển không sở hữu tàu (NVOCC) (Freight forwarding agent).
  •   Hoạt động với tư cách chủ phương tiện chuyên chở (Freight forwarder as a principal).
  •   Là nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (3rd party LSP) bao gồm: dịch vụ Giao nhận - Thủ tục Hải quan, dịch vụ vận chuyển nội địa, dịch vụ kho bãi, dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng.

4. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Hừng Á. Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

VIỆT NAM

1. VP. TP. HỒ CHÍ MINH – TRỤ SỞ CHÍNH:

HUNG A LOGISTICS CO., LTD

11 (Lầu 1), Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận.1, TP.HCM, Việt Nam

Điện thoại: + 84 968.397.465

Fax: + 84 28 3821.1975

Email: info@hungalogistics.com

Web: www.hungalogistics.com

2. VP. HÀ NỘI:

74 Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: + 84 4 3826.3100

Fax: + 84 4 3822.9699

Email: hn.info@hungalogistics.com

3. VP. ĐÀ NẴNG:

113 Hoàng Văn Thụ, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 511 382.3538

Fax: + 84 511 389.7406

Email: dn.info@hungalogistics.com

4. VP. HẢI PHÒNG:

35 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 31 374.5529/382.2573

Fax : + 84 31 382.2575

Email: hp.info@hungalogistics.com

HỆ THỐNG ĐẠI LÝ QUỐC TẾ:

Châu Á và Châu Úc:

Thái Lan, Sing-ga-pu-ra, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, In-do-ne-sia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lay-sia, Philippine, Ấn Độ, Nga, Úc…

Châu Âu:

Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh…

Châu Mỹ:

Canada, Hoa Kỳ.