DỰ BÁO XU HƯỚNG LOGISTICS TOÀN CẦU HẬU COVID-19(PHẦN 1)

DỰ BÁO XU HƯỚNG LOGISTICS TOÀN CẦU HẬU COVID-19(PHẦN 1)

DỰ BÁO XU HƯỚNG LOGISTICS TOÀN CẦU HẬU COVID-19(PHẦN 1)

Ngày đăng: 06/08/2020

Các công ty thương mại và logistics đã bắt đầu ước tính những hậu quả của dịch bệnh cho cả năm 2020, một số công ty vận tải đường bộ, đường hàng không và đường biển báo cáo sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019.

  COVID-19 được dự báo sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến thương mại toàn cầu hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng nào gần đây.

Tuy nhiên, những tác nhân trong nền kinh tế sẽ chiếm thế thượng phong của người bứt phá và dẫn đầu nếu họ đưa ra được các chiến lược và kế hoạch cho sự phục hồi dựa trên những kịch bản được tính toán hợp lý. Khả năng ổn định, tự kiểm soát và phục hồi sớm hiện nay được đánh giá là “sức mạnh” mới của một nền kinh tế và của mỗi doanh nghiệp nào trong bối cảnh khủng hoảng chung trên toàn cầu.

Mặc dù Covid-19 là cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng với quy mô toàn cầu, nhưng đại dịch này đang tác động trực tiếp đến toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội và thậm chí là chính trị. Các quan sát cho thấy các tác nhân trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế phản ứng với những thách thức bằng các cách khác nhau, và nhiều nỗ lực đổi mới cũng ra đời. Các cuộc khủng hoảng thường là thời điểm để bùng nổ các phát minh và các phong trào đổi mới.

Đại dịch sẽ rất có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu lớn hơn nhiều những gì chúng ta đã thấy trong các cuộc khủng hoảng khác trong quá khứ. Mức độ gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ thay đổi tùy theo loại hàng hóa, các tuyến đường thương mại và phương thức vận tải, và đương nhiên bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về tình hình dịch bệnh ở mỗi khu vực địa lý.

Ở khía cạnh tích cực, cuộc khủng hoảng mang lại các cơ hội cho các công ty hậu cần và chuỗi cung ứng như: tham gia vào các thị trường mới, đổi mới các dịch vụ và đặt mình vào vượt lên các đối thủ cạnh tranh đang bị tác động nặng nề hơn bởi dịch bệnh... Những hiểu biết chi tiết về tác động của cuộc khủng hoảng trở nên rất quan trọng đối với các công ty khi họ chuyển từ quan điểm giải quyết các vấn đề tình huống, khẩn cấp sang ồi sang lập kế hoạch cho sự quay trở lại thị trường và thích nghi với một điều kiện “bình thường mới”.

Sử dụng mô hình dòng chảy thương mại “granular trade-flow”, các công ty có thể hiểu vị trí của họ trên thị trường và rủi ro trên các tuyến thương mại và hàng hóa trong cuộc khủng hoảng. Cách tiếp cận này nên được kết hợp với các kịch bản kinh tế vĩ mô để phát triển và thử nghiệm các chiến lược đối phó với khủng hoảng cũng như các diễn biến tiếp theo của dịch bệnh (ví dụ đợt bùng phát mới, sự biến đổi của dịch bệnh, tâm lý lo lắng, tình trạng suy thoái đầu tư, thói quen tiêu dùng thay đổi, những biến động trong nhân khẩu học... Do đó, các doanh nghiệp chủ hàng và các nhà cung cấp dịch vụ logistics cho họ buộc phải suy nghĩ về các kịch bản có khả năng xảy ra nhất và thay đổi chiến lược sản xuất, kinh doanh để có thể tồn tại trong sự “bình thường mới” (next normal).
Government unveils national air cargo policy - The Economic Times


Nguồn: Economics Times

Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey ước tính rằng nhu cầu thương mại toàn cầu có thể giảm tới 13 đến 22% trong quý hai và ba năm 2020. Trong khi đó, mức sụt giảm lớn nhất hàng quý về khối lượng thương mại trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cũng chỉ là khoảng 5%.

Các ước tính cho xu hướng thương mại toàn cầu bắt nguồn từ chín kịch bản, được phát triển bởi hai tổ chức là McKinsey (Hoa Kỳ) và Oxford economics (của Đại học Oxford- Vương quốc Anh), phác thảo mô hình các con đường khác nhau của nền kinh tế toàn cầu, dựa trên các giả định về hiệu quả của cả phản ứng chính sách kinh tế và y tế công cộng, cũng như cách các doanh nghiệp và hộ gia đình phản ứng với các sáng kiến ​​này. Mô hình chi tiết cung và cầu theo hàng hóa chỉ ra rằng hiệu ứng đối với thương mại toàn cầu sẽ lớn hơn đáng kể so với GDP toàn cầu (ước tính sẽ giảm 3 đến 8% vào năm 2020) và lâu hơn đáng kể. Trong các kịch bản được mô hình hóa, khối lượng giao dịch thương mại sẽ mất từ ​​15 đến 48 tháng để phục hồi lên mức đã đạt được trong quý IV / 2019 và tổng thiệt hại thương mại toàn cầu sẽ tương đương khoảng 8% đến 49% tổng khối lượng thương mại năm 2019.

Các công ty thương mại và logistics đã bắt đầu ước tính những hậu quả của dịch bệnh cho cả năm 2020, một số công ty vận tải đường bộ, đường hàng không và đường biển báo cáo sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019.

VITIC biên dịch theo báo cáo của Tổ chức nghiên cứu và tư vấn thị trường McKinsey phối hợp với Đại học Oxford (Vương quốc Anh)