LOGISTIC LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LOGISTICS

LOGISTIC LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LOGISTICS

LOGISTIC LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LOGISTICS

Ngày đăng: 17/09/2020

Logistics là gì? Đây không chỉ đơn thuần là giao hàng như nhiều người vẫn nghĩ. Hãy cùng tìm hiểu những điều cơ bản về Logistics nhé!

Logistic là gì?

Logistic là thuật ngữ chuyên ngành có gốc Hy Lạp. Trong Tiếng Việt, Logistic có nghĩa gần nhất là “hậu cần”. Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ thì: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.

Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải quan tâm và có chiến lược Logistic phù hợp. Một chiến lược Logistic tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc hiệu quả. Ngày nay, Logistics cũng là một trong những điểm mạnh, giúp phát huy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.


Logistic là gì? Những điều cần biết về Logistics

Phân loại Logistics theo quá trình

Inbound Logistics (Logistics đầu vào): Gồm hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp. Điều này nhằm đảm bảo các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về giá trị, thời gian và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, dòng dịch chuyển cần được giám sát nghiêm ngặt để việc sản xuất diễn ra thuận lợi với mức chi phí thấp, ít rủi ro và hiệu quả nhất có thể.

Outbound Logistics (Logistics đầu ra): Gồm các hoạt động như kho bãi lưu trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận (nhà bán buôn, bán lẻ, khách hàng,…) làm sao để tối ưu về địa điểm, thời gian và chi phí. Từ đó, tạo ra thành phẩm với giá thành rẻ, đáp ứng toàn diện, kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như đem về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp..

Reverse Logistics (Logistics ngược): Gồm các hoạt động của quá trình thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu,… phát sinh sau khi phân phối sản phẩm, nhằm mục đích tái chế hoặc xử lý.

Phân loại 4 hình thức quản trị Logistics

Khi tìm hiểu về Logistics, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những từ như 1P, 2P, 3P,… Theo đó, P là viết tắt của Party, tức những bên liên quan và hình thức Logistics cũng sẽ được chia theo số lượng bên liên quan.

1 PL Logistics – First Party Logistics: Nghĩa là doanh nghiệp sản xuất sẽ tự chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động lưu trữ, vận chuyển từ đầu vào tới đầu ra là người tiêu thụ cuối cùng.

2 PL Logistics – Second Party Logistics: Doanh nghiệp vừa thực hiện quản lý Logistics vừa thuê ngoài dịch vụ Logistics cho một hoạt động trong chuỗi hoạt động. Như vậy, sẽ có 2 bên liên quan.

3PL Logistics- Third Party Logistics: Doanh nghiệp chủ động thuê ngoài dịch vụ Logistics chuyên biệt quản lý và thực hiện một vài hoặc mọi hoạt động của Logistics.

4PL Logistics – Fourth Party Logistics: Doanh nghiệp thuê dịch vụ Logistics lo tất cả mọi thứ từ đầu ra tới phân phối, quản lý và điều hành các bên liên quan để tạo thành chuỗi Logistics hiệu quả.

Quy trình Logistics:

Các hoạt động của Logistics bao gồm:

Dịch vụ khách hàng;

Dự báo nhu cầu;

Thông tin trong phân phối;

Kiểm soát lưu kho;

Vận chuyển nguyên vật liệu;

Quản lý quá trình đặt hàng;

Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho;

Thu gom hàng hóa;

Đóng gói, xếp dỡ hàng;

Phân loại hàng hóa.

Bài toán kho bãi kết hợp với những phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng không, đường sắt,… làm hao tổn không ít bộ não của công ty. Chính vì thế, những dịch vụ Logistics ra đời với sự chuyên nghiệp và giải pháp Logistics thông minh sẽ là đối tác cực kỳ hữu ích cho doanh nghiệp.

Nguồn: doisongvietnam.vn