GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI HỪNG Á LOGISTICS

GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI HỪNG Á LOGISTICS

GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Ngày đăng: 29/10/2021

Vận tải đường biển là hình thức sử dụng phương tiện kết hợp cùng các cơ sở hạ tầng đường biển để vận chuyển hàng hoá. Thông thường, phương tiện thường dùng chính là tàu thuyền, còn cần cẩu, xe cẩu tự hành là các phương tiện đóng vai trò xếp dỡ hàng hoá. Cảng biển, cảng trung chuyển tàu thuyền là hệ thống cơ sở hạ tầng đường biển, phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá. Với nhiều lợi thế so với vận tải đường bộ và đường hàng không, đa số các đơn vị doanh nghiệp đều lựa chọn đường biển nhằm tối ưu hoá chi phí và thời gian vận chuyển.

Vậy bạn hãy cùng Hừng Á tìm hiểu về giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

1. CÁC LOẠI PHÍ VÀ PHỤ PHÍ TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

 CÁC LOẠI PHÍ VÀ PHỤ PHÍ TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

1.1. O/F (Ocean Freight)

O/F là chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được gọi là cước đường biển.

1.2. Phí chứng từ (Documentation fee).

Đối với lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hành một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hàng vận tải bằng đường không). Phí này là phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng.

Đối với lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì người nhận phải đến Hãng tàu/Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ)/làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng.

1.3. Phí THC (Terminal Handling Charge)

THC là phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu,… Thực chất đây là phí do cảng quy định, các hãng tàu chi hộ và sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng).

1.4. Phí CFS (Container Freight Station fee)

CFS là phí cho một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.

1.5. Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge”

CIC là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

1.6. Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge)

EBS là phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, phí EBS không phải phí được tính trong Local Charge.

1.7. Phí Handling (Handling fee)

HDL là phí đại lý theo dõi quá trình giao nhận và vận chuyển hàng hóa cũng như khai báo manifest với cơ quan hải quan trước khi tàu cập.

1.8. BAF (Bunker Adjustment Factor)

BAF là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF( Fuel Adjustment Factor).

1.9. CAF (Currency Adjustment Factor)

CAF là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…

1.10. COD (Change of Destination)

COD là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

1.11. DDC (Destination Delivery Charge

Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Việc thanh toán sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán.

1.12. ISF (Import Security Kiling)

ISF là phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ. Ngoài việc kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu.

1.13. CCF( Cleaning Container Free)

CCF là phí vệ sinh container mà người nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu sử dụng container để vận chuyển hàng và trả tại các deport.

1.14. PCS (Port Congestion Surcharge)

PCS là phụ phí tắc nghẽn cảng, phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).

1.15. PSS (Peak Season Surcharge)

PSS là phụ phí mùa cao điểm, phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.

1.16. SCS (Suez Canal Surcharge)

SCS là phụ phí qua kênh đào Suez, phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez

1.17. AFR ( Advance Filing Rules)

AFR là phí khai Manifest bằng điện tử cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật.

1.18. ENS ( Entry Summary Declaration)

ENS là phí khai Manifest tại cảng đến cho các lô hàng đi châu Âu (EU). Đây là phụ phí kê khai sợ lược hàng hóa nhập khẩu vào liên hiệp châu Âu nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực.

1.19. AMS (Automatic Manifest System)

AMS là phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu (thường là Mỹ, Canada, Trung Quốc). Đây là phí khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để chở đến Mỹ.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận tải biển

Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quyết định dựa trên nhiều yếu tố khác vì vậy tùy vào trường hợp cụ thể có thể ảnh hưởng tới giá cước của bạn. Cụ thể như sau:

– Khối lượng, kích cỡ hàng hóa cần được vận chuyển bao nhiêu?

– Phân loại hàng hóa như thế nào?

– Vận chuyển nội địa hay quốc tế? Nơi giao nhận hàng?

– Tùy theo mùa mà một số hàng hóa sẽ có mức phí cao hơn.

– Phụ thuộc vào phương thức vận chuyển mà bạn lựa chọn như: hàng hóa giao nhận theo phương thức door to door, CY – door hay CY – CY

– Tính chất của hàng hóa, hàng hóa thuộc hàng thông thường, hàng giá trị cao, hàng điện tử, hàng dễ vỡ,…

– Phụ phí phát sinh do các yêu cầu khác của khách hàng.

Ngoài ra, bảng giá có thể thay đổi theo năm và theo từng mặt hàng khác nhau. Để biết rõ hơn về giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cụ thể cho từng đơn hàng của bạn hãy liên hệ ngay với Hừng Á qua hotline +84 768 267 687 để được tư vấn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận tải biển

3. Cách tính giá cước đối với các mặt hàng vận chuyển bằng đường biển

Như đã nói ở trên có rất nhiều yếu tố để ảnh hưởng tới giá cước vận chuyển của bạn. Tuy nhiên, có thể dựa vào cách thức vận chuyển mà cách tính cước phân làm 2 cách cơ bản như sau:

3.1. Đối với hàng FCL (hàng nguyên container)

Cước phí vận chuyển hàng nguyên container được tính theo trọng lượng hoặc theo thể tích tùy thuộc vào loại hàng hóa. Thông thường sẽ được tính như sau:

  • Với những chi phí tính trên container ta lấy giá cước x số lượng container
  • Với những chi phí tính trên Bill hoặc trên shipment thì ta lấy giá cước x số lượng bill hoặc số lượng shipment đó

3.2. Đối với hàng LCL (Hàng lẻ)

Cách tính giá cước đối với hàng lẻ khi vận chuyển bằng đường biển đối với hàng nội địa hay hàng quốc tế đều dựa vào mức phí chung. Mức phi này phụ thuộc vào trọng lượng hàng hóa của bạn sau khi quy đổi ra CBM:

  • 1 tấn < 3 CBM => áp dụng bảng giá KGS, tính cước theo kg (hàng nặng)
  • 1 tấn >= 3 CBM => áp dụng bảng giá CBM, tính cước theo thể tích (hàng nhẹ)

Lưu ý: Cước phí hàng nguyên container hay hàng lẻ đều chưa bao gồm các phụ phí mà các chủ hàng phải đóng mà Hừng Á đã liệt kê ở trên.

4. Các lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau nhằm tránh tình trạng phát sinh không mong muốn khi vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển:

  • Khi ký hợp đồng gửi hàng hóa vận chuyển quốc tế bằng đường biển bạn sẽ phải chịu mọi trách nhiệm về mặt hàng trước pháp luật. Vì vậy, tuyệt đối không vận chuyển mặt hàng cấm như thuốc phiện, động vật và các loại chế phẩm từ động vật quý hiếm. Các mặt hàng khi đưa vào container đều được nhà vận chuyển kiểm tra chính vì thế rất dễ phát hiện hàng cấm.
  • Hợp đồng liên quan rất nhiều tới quyền lợi của bạn, trước khi đặt bút ký hãy đọc hết các điều khoản để tránh việc thiệt thòi cho bạn.
  • Hãy kiểm tra kỹ các thông tin trong hợp đồng, nếu cần thiết nên mua bảo hiểm cho hàng hóa để tránh tình trạng hàng bị hư hỏng, sự cố mà lỗi phát sinh từ phía nhà vận chuyển.
  • Tùy thuộc vào mặt hàng và khối lượng mà lựa chọn phương thức vận tải hàng hóa sao cho phù hợp. Vì mỗi hình thức vận chuyển sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau.
  • Lựa chọn một công ty vận tải đường biển uy tín và chuyên nghiệp để tư vấn và báo giá cước tham khảo là điều cần thiết cho công việc của bạn. Việc lựa chọn một công ty tốt giúp bạn có thể hoàn thành thủ tục nhanh gọn hơn với mức giá cước cạnh tranh và hạn chế những rủi ro phát sinh không mong muốn.

Các lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

5. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tại Hừng Á

Hừng Á Logistics với hơn 12 năm kinh nghiệm trong ngành cùng với một đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm và yêu nghề, hệ thống đại lý rộng khắp trên thế giới, thông qua các hợp đồng với các hãng tàu lớn, chúng tôi tự tin hoàn toàn có thể cung cấp các dịch vụ sau cho hàng hóa của bạn từ lô hàng nhỏ nhất đến cả hàng dự án lớn:

1. Vận chuyển hàng nguyên container (FCL), hàng lẻ (LCL) đến tất cả các cảng trên thế giới.

2. Hàng cá nhân (hàng phi mậu dịch).

3. Vận chuyển kết hợp Sea (biển) – Air (hàng không).

4. Dịch vụ giao nhận trọn gói từ kho đến kho (Door to Door).

5. Hàng dự án.

6. Dịch vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu...

Hừng Á Logistics - Tự tin mang lại cho khách hàng gói dịch vụ uy tín và chất lượng.

Hãy liên hệ ngay với Hừng Á qua số hotline +84 768 267 687 hoặc thông tin liên hệ bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn một cách tốt nhất.

6. Tại sao chọn dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tại Hừng Á?

NHANH CHÓNG, CHÍNH XÁC, GIÁ CẢ CẠNH TRANH

Hừng Á Logistics luôn đồng hành cùng khách hàng để phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, kiểm soát chi phí hợp lý và hiệu quả. Chúng tôi luôn cam kết thời gian giao hàng nhanh chóng và chính xác theo từng yêu cầu của khách hàng đối tác.

ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN

Đội ngũ nhân viên cực kỳ chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chyên môn cao là yếu tố tạo nên nên chất lượng dịch vụ khác biệt. Hừng á Logistics coi trọng việc hợp tác tận tâm, nhiệt tình, chân thành, tôn trọng tất cả các vấn đề nhỏ nhất của khách hàng để Hừng á Logistics trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp và uy tín đối với khách hàng, đối tác.

TÁC PHONG CHUYÊN NGHIỆP

Hừng Á Logistics tuân thủ về thời gian, hàng hoá luôn được vận chuyển đúng lịch trình. Chúng tôi chu đáo trong công tác chuẩn bị, trao đổi và cập nhật thông tin thường xuyên với đối tác, nghiên cứu từng vấn đề của khách hàng đối tác nhằm mang đến dịch vụ phù hợp nhất với từng yêu cầu cụ thể.

MẠNG LƯỚI TOÀN CẦU

Với mạng lưới đại lý trên toàn thế giới và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tế. Hừng Á Logistics là công ty cung ứng dịch vụ logistics toàn cầu, phục vụ khách hàng xuất nhập hàng hoá đi khắp nơi trên thế giới.

7. Thông tin liên hệ

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng +84 768 267 687 hoặc truy cập website chính thức của Hừng Á. Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

7.1. HỆ THỐNG ĐẠI LÝ VIỆT NAM

1. VP. TP. HỒ CHÍ MINH – TRỤ SỞ CHÍNH:

HUNG A LOGISTICS CO., LTD

16-18 (Lầu 6), Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận.1, TP.HCM, Việt Nam

Điện thoại: + 84 28 3821.6685

Fax: + 84 8 3821.1975

Email: info@hungalogistics.com

Web: www.hungalogitics.com

2. VP. HÀ NỘI:

74 Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: + 84 4 3826.3100

Fax: + 84 4 3822.9699

Email: hn.info@hungalogistics.com

3. VP. ĐÀ NẴNG:

113 Hoàng Văn Thụ, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 511 382.3538

Fax: + 84 511 389.7406

Email: dn.info@hungalogistics.com

4. VP. HẢI PHÒNG:

35 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 31 374.5529/382.2573

Fax : + 84 31 382.2575

Email: hp.info@hungalogistics.com

7.2. HỆ THỐNG ĐẠI LÝ QUỐC TẾ

Châu Á và Châu Úc:

Thái Lan, Sing-ga-pu-ra, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, In-do-ne-sia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lay-sia, Philippine, Ấn Độ, Nga, Úc…

Châu Âu:

Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh…

Châu Mỹ:

Canada, Hoa Kỳ.