TÌM HIỂU VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA HIỆN HÀNH

TÌM HIỂU VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA HIỆN HÀNH

TÌM HIỂU VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA HIỆN HÀNH

Ngày đăng: 18/01/2019

Xuất nhập khẩu vốn là một lĩnh vực thương mại hóa kinh tế bao gồm nhiều yêu cầu và lĩnh vực khác nhau, trong đó không thể không nhắc đến thông tin trong việc thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa hiện hành. Và trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản về cách thức thực hiện cho một lô hàng hay mặt hàng nhé.

Mặt hàng cấm nhập và xin giấy phép?

 

Đây là một bước khá quan trọng quyết định đến thủ tục nhập khẩu hàng hóa của bạn bao gồm những yêu cầu và vấn đề này là gì? Rõ ràng, phạm vi của nhập khẩu một lô hàng hóa đó chính là thực hiện giao dịch mua bán thương mại mặt hàng và lô hàng từ nước ngoài phục vụ cho hoạt động kinh doanh hay sản xuất, chúng ta cần trả lời cho các câu hỏi như mặt hàng này có bị cấm nhập hay không? Mặt hàng có cần yêu cầu giấy phép nhập khẩu hay không? Chúng thuộc cơ quan và thủ tục như thế nào? Cuối cùng là thông tin về kiểm tra chất lượng, thuộc cơ quan nào đối với một số loại mặt hàng nhất định theo quy định đã ban hành. Để trả lời cho thông tin này, chúng ta cần tìm hiểu nghị định ban hành và quy định rõ ràng, xin nhấn mạnh rằng đây là thông tin yêu cầu và bắt buộc cần phải có để đảm bảo được quy định theo pháp luật hiện hành.

Thông tin về giấy tờ làm thủ tục hải quan cần có

Để thực hiện được đầy đủ các bước thì bạn cần chuẩn bị bộ chứng từ hải quan, đây là thông tin yêu cầu quy định chuẩn dựa trên chủng loại và số lượng, quy định của chúng dựa trên chứng từ mua bán trong quy định của hợp đồng hoặc nghị định ban hành. Đầu tiên trong danh sách này đó chính là bộ vận tải đơn hay còn gọi là bill chuẩn bị với số lượng 3 tờ và hóa đơn thương mại có tên gọi tiếng anh là Commercail Invoice. Thứ hai, về mặt hàng nhập khẩu hay xuất khẩu chúng ta cần có bản kê chi tiết hàng hóa và giấy chứng nhận xuất xứ ( quy định đối với phần lớn mặt hàng trừ một số ngoại lệ).

Bên cạnh đó, trong bộ hồ sơ chứng từ này bạn cần phải chuẩn bị một số những loại giấy tờ khác với số lượng cụ thể theo đúng quy định như chứng nhận về chất lượng kiểm nghiệm của mặt hàng để kiểm soát được mặt hàng xuất khẩu và kiểm soát nguồn hàng ra vào đảm bảo được yêu cầu tốt nhất. Đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch…thường được sử dụng đối với các nhóm thực phẩm theo quy định. Trên đây là một số những thủ tục và giấy tờ cơ bản để bạn chủ động tham khảo và có sự chuẩn bị tốt nhất nhé.